NGÔ
Chốt phiên đầu tuần ngày 9/1, giá Ngô CBOT giảm trở lại 0.6 USD/tấn. Báo cáo cập nhật hàng tuần hôm 9/1 của USDA cho thấy lượng ngô xuất khẩu thực tế của Mỹ trong tuần gần đây ở mức thấp so với kỳ vọng của thị trường. Bên cạnh đó, việc đồng real của Brazil suy yếu so với đồng đô la Mỹ càng khiến các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Brazil trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. brazil là quốc gia xuất khẩu ngô lớn thứ 2 thế giới.
Giá Ngô CBOT chốt phiên ngày 10/1 tăng nhẹ trở lại 0.9 USD/tấn. Thời tiết khô hạn kéo dài tại Argentina gây ra nhiều rủi ro cho mùa vụ. Qua đó, khiến tiến độ gieo trồng ngô trong niên vụ 2022/23.
Chốt phiên ngày 11/1, giá Ngô CBOT tăng nhẹ 0.4 USD/tấn trước các báo cáo quan trọng sắp phát hành của USDA. Thị trường có những lo ngại về triển vọng sản lượng thu hoạch ngô niên vụ 2022/23 tại Argentina do tình trạng khô hạn kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới cây trồng.
Sau báo cáo của USDA cắt giảm sản lượng ước tính niên vụ 2022/23 của Mỹ trong báo cáo Cung -Cầu mới phát hành, giá ngô CBOT tăng mạnh 2 phiên liên tiếp. Cụ thể, USDA đã ước tính sản lượng ngô xuống còn 348.8 triệu tấn, thấp hơn 5 triệu tấn so với báo cáo tháng trước cũng nhỏ hơn kỳ vọng của thương nhân.
LÚA MÌ
Giá lúa mì CBOT giảm thêm 0.7 USD/tấn chốt phiên đầu tuần ngày 9/1 và đây là phiên giảm thứ hai liên tiếp. Nhìn chung giá lúa mì thế giới có xu hướng đi xuống khá mạnh kể từ cuối năm 2022 tới nay do áp lực nguồn cung dồi dào từ Biển Đen. Nga đã có vụ thu hoạch bội thu trong năm 2022 và hiện đang đẩy mạnh xuất khẩu lúa mì đi các nước, thêm vào đó những thông tin tích cực về thu hoạch lúa mì tại Úc tốt hơn kỳ vọng ban đầu cũng gây thêm áp lực giảm lên giá CBOT.
Chốt phiên vừa qua ngày 10/1, giá lúa mì giảm 3.8 USD/tấn đánh dấu phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Theo tin từ thương nhân, giá chào bán thấp nhất được đưa ra tại một cuộc đấu thầu mua 60 nghìn tấn lúa mì của nhà nước Ai Cập.
Sau 3 phiên giảm liên tiếp, giá lúa mì CBOT chốt phiên ngày 11/1 quay đầu tăng 3.3 USD/tấn.
Theo đà tăng của thị trường, chốt phiên hai phiên cuối tuần, giá lúa mì CBOT tăng nhẹ sau báo cáo của USDA, cụ thể diện tích gieo trồng lúa mì vụ đông năm 2023 được ước tính ở mức 15 triệu ha, tăng 10.1% so với năm 2022 và cao hơn kỳ vọng của các thương nhân.
HẠT ĐẬU VÀ KHÔ ĐẬU
Đối với hạt đậu tương và khô đậu tương, giá CBOT phiên 9/1 giảm lần lượt là 1.5 và 8 USD/tấn do áp lực bán chốt lời trên sàn giao dịch sau phiên tăng mạnh hồi cuối tuần trước. FAS tăng ước tính diện tích gieo trồng đậu tương niên vụ 2022/23 của Brazil lên 43.3 triệu ha và dự báo sản lượng lên mức 153 triệu tấn.
Giá hạt đậu và khô đậu tương chốt phiên 10/1 giảm lần lượt là 1.2 và 1.5 USD/tấn. AgRual hiện đưa ước tính sản lượng đậu tương của Brazil niên vụ 2022/23 ở mức cao kỷ lục là 153.6 triệu tấn.
Giá đậu tương và khô đậu tương CBOT được phục hồi trở lại sau những phiên sụt giảm liên tiếp trước đó. Hiện nay nông dân Brazil đã bắt đầu thu hoạch đậu tương vụ mới với triển vọng sản lượng được đánh giá rất cao. Theo các chuyên gia, nhu cầu đối với hạt đậu tương của Mỹ cũng đang giảm dần do nguồn cung từ vụ thu hoạch bội tu ở Brazil sẽ tràn ngập thị trường trong những tuần tới.
Báo cáo cung – cầu của USDA cắt giảm sản lượng đậu tương xuống còn 116.4 triệu tấn, giảm 1.9 triệu tấn so với tháng 12 khiến giá CBOT 2 phiên cuối tuần tăng mạnh.